08:00 AM - 05:00 PM

Thời gian làm việc từ Thứ 2 đến Thứ 7

096 554 08 89

Gọi điện để tư vấn miễn phí 24/7

Thứ sáu, 14 Tháng 1 2022 03:34

Lưu ý trong giao dịch quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

Viết bởi
Đánh giá bài này
(0 bình chọn)

Căn cứ pháp lý:

1. Luật đất đai năm 2015.

2. Bộ luật Dân sự năm 2015.

3. 

Hợp đồng mua bán đất.

Theo quy định tại Điều 500 Hợp đồng về quyền sử dụng đất, Bộ luật Dân sự.

Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất.

Hợp đồng mua bán nhà ở được coi là hợp pháp và được công nhận khi có đủ 4 điều kiện theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015, khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai 2015:

  • Người tham gia giao kết hợp đồng mua bán nhà ở phải có năng lực hành vi dân sự;
  • Mục đích và nội dung của hợp đồng mua bán nhà ở không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Trong đó, điều cấm của pháp luật được xác định là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng;
  • Những người tham gia giao kết hợp đồng mua bán nhà ở hoàn toàn tự nguyện;
  • Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực của văn phòng Công chứng hoặc Ủy ban nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực tại thời điểm giao kết hợp đồng.

Những lưu ý trước khi ký hợp đồng mua bán đất.

Trước khi tiến hành ký hợp đồng mua bán đất, đặt cọc, chúng ta nên kiểm tra những thông tin pháp lý liên quan đến đối tượng của hợp đồng là thửa đất và các tài sản gắn liền với đất để đảm bảo không có rủi ro phát sinh tranh chấp xảy ra sau này.

  1. Thông tin quy hoạch của mảnh đất.
  2. Thông tin về quyền sử dụng đất.
  3. Thông tin chủ sở hữu đất.

Tìm thông tin về những người có quyền định đoạt mảnh đất, có quyền tiến hành các giao dịch chuyển nhượng, mua bán…Trường hợp đất thuộc sở hữu của vợ chồng hay hộ gia đình thì cần có sự đồng đồng ý của tất cả các thành viên vợ chồng, hộ gia đình mới có thể tiến hành các giao dịch liên quan đến đất.

  1. Thông tin diện tích đất, công trình gắn liền với đất.
  2. Tình trạng pháp lý của tài sản gắn liền với đất.
  3. Thủ tục mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Sau khi tìm hiểu đầy đủ thông tin của thửa đất và tiến hành thủ tục mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật, cụ thể:

Bước 1: Các bên chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến thủ tục ký kết hợp đồng mua bán đất như Sổ đỏ, chứng minh nhân dân, đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu, văn bản ủy quyền, văn bản chấp thuận của các đồng sở hữu…

Bước 2: Bên mua/thuê/nhận chuyển nhượng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ tài chính theo thỏa thuận cho Bên chuyển nhượng.

Bước 3: Hai bên tiến hành lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định và tiến hành công chứng chứng thực tại Phòng Công chứng hoặc UBND cấp có thẩm quyền.

Bước 4: Thực hiện thủ tục sang tên tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất, nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định.

Bước 5: Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới, hoàn thành thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

 

Xem 1701 lần

Gửi bình luận

Đảm bảo bạn nhập tất cả các thông tin bắt buộc, bằng dấu hoa thị (*). Mã HTML không được phép.

Giới thiệu

TÂM LONG

Với phương châm tận tụy trong công việc, sáng tạo trong xử lý, phục vụ chu đáo, Tâm Long chúng tôi đã được quý khách hàng ưu mến và tin tưởng

Liên hệ

  • Tầng 2, số 8, ngõ 38 phố Trần Quý Kiên, Tổ 8, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội
  • 096 554 08 89
  • luattamlong@gmail.com